Fons Vision http://baovemat.vn Sun, 12 May 2024 11:03:27 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khô mắt – Nguyên nhân và cách điều trịhttp://baovemat.vn/kho-mat-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-339/ http://baovemat.vn/kho-mat-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-339/#respond Mon, 28 Dec 2020 09:32:38 +0000 http://baovemat.vn/?p=339 Bệnh khô mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước màn hình máy tính. Khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, rát, giảm hiệu suất làm việc.

Khô mắt mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ để lại nhiều hệ quả về sức khỏe như: mệt mỏi; mắt đỏ, rát; giảm năng suất làm việc. Trong một số trường hợp người bị mắc bệnh khô mắt có thể bị giảm thị lực, nhìn mọi thứ trở nên lờ mờ sau khi chớp mắt; bị chảy nước mắt liên tục.

Nguyên nhân khô mắt

Số lượng nước mắt tiết ra không đủ

Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt bị giảm dần chức năng tiết nước làm ướt mắt. Ngoài ra, cũng do gió, thời tiết và môi trường làm khô mắt, mỏi mắt, tốc độ bay hơi của mắt cao dẫn đến tình trạng khô mắt.

Chất lượng nước mắt không tốt

Màng phim nước mắt gồm 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. 3 lớp này cùng nhau bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Lớp nhầy giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc, lớp mỡ hạn chế sự bốc hơi nước giúp mắt luôn ẩm ướt. Khô mắt là do nước bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt mắt.

Khi 3 lớp này bị mất cân bằng sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt, khiến mắt bị khô. Ngoài ra một số bệnh có thể gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy, cũng sẽ khiến mắt dễ bi khô. Các bệnh lý như viêm bờ mi, trứng cá đỏ cũng có thể ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước.

Cách chữa trị chứng khô mắt

Tập cho mình thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.

Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt. Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.

Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.

Không hút thuốc hoặc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt

Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá) và Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.

Chế độ ăn của bạn đôi khi khó để bổ sung nhiều dưỡng chất cho mắt cùng lúc. Hãy yên tâm vì tôi sẽ giới thiệu cho bạn thực phẩm chức năng chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt sáng, khỏe đẹp. Fons Vision là thực phẩm bổ mắt có chứa Dầu gấc, Cao việt quất, Chondroitin sulfate natri, Cholin hydrotartrate, Lutein, Omega, Astaxanthin, Zeaxanthin, Vitamin B1, B2, A, E. Chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho đôi mắt, Fons Vision giúp hỗ trợ cải thiện thị lực, giảm khô mắt, nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, giảm lão hóa mắt, hạn chế thoái hóa điểm vàng.

]]>
http://baovemat.vn/kho-mat-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-339/feed/ 0
Những điều cần biết về thoái hóa điểm vàng ở mắthttp://baovemat.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-thoai-hoa-diem-vang-o-mat-330/ http://baovemat.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-thoai-hoa-diem-vang-o-mat-330/#respond Fri, 18 Dec 2020 03:56:29 +0000 http://baovemat.vn/?p=330 Mắc thoái hóa điểm vàng khiến thị giác của người bệnh bị giảm, tầm nhìn bị hạn chế, cảnh vật mờ nhạt và méo mó. Thoái hóa điểm vàng không gây đau đớn cho người bệnh nhưng rất khó phục hồi, cuộc sống người bệnh bị đảo lộn, khó khăn.

Thoái hóa điểm vàng là gì?

Điểm vàng hay hoàng điểm của mắt là bộ phận nằm sâu trong vùng trung tâm võng mạc. Đây là nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan, là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc. Điểm vàng giữ vai trò quan trọng trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh.

Thoái hóa điểm vàng hay thoái hóa hoàng điểm là sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, làm thị giác giảm, mắt giảm khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm, hình ảnh được nhìn thấy méo mó, biến dạng và mờ nhạt. Thoái hóa điểm vàng không gây ra mù hoàn toàn nhưng làm suy yếu nghiêm trọng khả năng đọc, tầm nhìn khi lái xe, nhận dạng màu sắc.

Thoái hóa điểm vàng gồm những loại nào?

Thoái hóa điểm vàng gồm 2 loại: thoái hóa điểm vàng thể khô và thoái hóa điểm vàng thể ướt.

Thoái hóa điểm vàng thể khô

Thoái hóa điểm vàng thể khô chiếm 85-90% trường hợp thoái hóa điểm vàng, là dạng phổ biến nhất. Bệnh phát triển dần dần, khi các tế bào nuôi dưỡng võng mạc chết đi, các tế bào võng mạc ở trên cũng chết, các mảng võng mạc sẽ biến mất. Bệnh thường xuất hiện và diễn biến âm thầm trong 5-10 năm trước khi có tình trạng suy giảm thị lực.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt

Thoái hóa điểm vàng thể ướt chỉ chiếm 10-15% trường hợp thoái hóa điểm vàng nhưng tính chất bệnh thường nặng. Thị giác của người mắc bệnh bị giảm đột ngột. Thoái hóa điểm vàng thể ướt phát triển khi mạch máu mới phát triển mạnh dưới võng mạc, các mạch máu này có thể chảy máu, rỉ dịch gây ra sẹo võng mạc, làm mất thị giác trung tâm rất nhanh. Hình ảnh quan sát bị biến dạng, đường thẳng nhìn thành đường cong, xuất hiện điểm mù ở thị giác trung tâm, thấy ảo giác. Nếu như không được điều trị điểm mù sẽ ngày càng lớn hơn.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa điểm vàng ở mắt

Thoái hóa điểm vàng ở cả 2 thể ướt và thể khô đều không gây đau mắt. Dấu hiệu sớm nhất của thoái hóa điểm vàng thể khô là mắt bị mờ, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi lái xe, đọc sách hay  khi làm những việc đòi hỏi tính chính xác cao. Nếu chỉ bị thoái hóa điểm vàng thể khô ở một mắt, người bệnh rất khó nhận thấy sự thay đổi thị lực vì mắt còn lại vẫn nhìn thấy rõ. Khả năng nhìn của người bệnh vẫn cho tới khi bệnh phát triển ở cả hai mắt.

Còn ở thoái hóa điểm vàng thể ướt, dấu hiệu sớm và thường gặp nhất nhìn đường thẳng nhưng lại thấy thành đường lượn sóng hoặc đường cong.

Làm gì để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng?

Thoái hóa điểm vàng không mang lại cảm giác đau đớn, nhưng khi bệnh đã nặng sẽ gây giảm thị giác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một khi thị giác khi đã giảm sẽ không thể phục hồi, các phương pháp điều trị chỉ giúp làm chậm sự phát triển của bệnh. Vì vậy, cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa bệnh để không mắc.

Để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu omega, trái cây tươi, các loại rau lá xanh đậm, bổ sung các khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Khi đi ra ngoài nắng, bạn nên đeo kính râm để bảo vệ mắt. Điều quan trọng hơn cả là nên điều chỉnh thói quen, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính.

]]>
http://baovemat.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-thoai-hoa-diem-vang-o-mat-330/feed/ 0
Lão thị và những điều cần biếthttp://baovemat.vn/lao-thi-va-nhung-dieu-can-biet-284/ http://baovemat.vn/lao-thi-va-nhung-dieu-can-biet-284/#respond Fri, 18 Sep 2020 09:47:06 +0000 http://baovemat.vn/?p=284 Lão thị là gì?

Lão thị là tật khúc xạ gây ra sự sụt giảm thị lực ở thị giác gần từ khoảng 40 tuổi. Lão thị có tính sinh lý do tuổi già nhưng nhiều người vẫn xem lão thị là một vấn đề nghiêm trọng vì lão thị thực sự có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hằng ngày.

lao thi

Nguyên nhân lão thị

Do ảnh hưởng tuổi tác, giảm sức điều tiết tại cơ thể mi, giảm sự đàn hồi thể thủy tinh, củng mạc xơ cứng theo tuổi mất độ đàn hồi tạo kháng lực với thể mi.

Dấu hiệu lão thị

Thường bắt đầu khoảng 40 tuổi, nam nữ không khác biệt.  Chủ yếu là không nhìn rõ cự ly gần thường sử dụng, muốn nhìn rõ phải đưa ra xa. Chữ trong sách báo, điện thoại trở nên quá nhỏ. Không thể xỏ kim được…

Thời gian bắt đầu lão thị còn phụ thuộc vào cự ly và cường độ làm việc gần của bệnh nhân như thợ sửa đồng hồ, thợ bạc.. hoặc ở người viễn thị không đeo kính.

lao thi

Lão thị phải làm gì?

Đeo kính gọng.

Là phương pháp phổ biến nhất giúp điều chỉnh lão thị.

Nguyên tắc: độ kính lão thị điều chỉnh cần thiết cho mỗi bệnh nhân được tính dựa trên biên độ điều tiết (cận điểm) và khoảng cách làm việc cần thiết của bệnh nhân. Trong thực tế, qua kinh nghiệm chuyên viên khúc xạ phải dự tính độ kính điều chỉnh lão thị phỏng chừng theo tuổi bệnh nhân, kết hợp độ khúc xạ nhìn xa sau khi khám khúc xạ chủ quan.

Kính sát tròng, mềm – cứng điều trị lão thị.

– Kính nguyên tròng: chỉ nhìn được gần thị trường nhìn rộng, rẻ tiền. Phải tháo kính khi nhìn xa.

– Kính hai tròng: nhìn xa và gần không phải tháo kính, thị trường cho thị giác gần hẹp hơn. Vì tròng kính có đường ranh giới ngang giữa tròng xa và gần nên ít thẩm mỹ. Có hiện tượng nhảy ảnh khi nhìn xa sang gần, song thị khi nhìn qua nơi tiếp giáp giữa tròng xa và tròng gần. Kính hai tròng hay đa tròng: dùng cho người năng động có yêu cầu thay đổi nhìn xa gần liên tục

– Kính đa tròng: thẩm mỹ, không bị gián đoạn khi nhìn xa và gần, tránh được hiện tượng nhảy ảnh, song thị, nhưng có thể bị méo ảnh ở vùng chu biên. Đắt tiền.

lao thi

Kính áp tròng cũng được khá nhiều người lựa chọn để điều trị lão thị. Kính áp tròng đa tiêu với 2 loại: kính cứng thấm khí và kính mềm. Một loại khác của kính áp tròng điều chỉnh lão thị là tình trạng đơn thị (monovision): một mắt đeo độ nhìn xa, mắt còn lại đeo độ nhìn gần.

Lúc này, não phải tập làm quen sự khác biệt về ưu thế của từng mắt ở những khoảng thị giác khác nhau. Một số bệnh nhân thích thú với giải pháp này, một số khác do khả năng thích nghi thần kinh kém sẽ thấy sự thiếu sắc nét của hình ảnh, một số bị giảm khả năng nhận biết chiều sâu trong không gian. Phương pháp đeo kính tiếp xúc cứng ban đêm Ortho-K điều trị lão thị đã được thử nghiệm tại Mỹ là một lựa chọn cho bệnh nhân lão thị.

Phẫu thuật

Nguồn: matsaigon.vn

]]>
http://baovemat.vn/lao-thi-va-nhung-dieu-can-biet-284/feed/ 0
Bệnh Glaucoma (cườm nước) – nguyên nhân và cách điều trịhttp://baovemat.vn/benh-glaucoma-cuom-nuoc-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-202/ http://baovemat.vn/benh-glaucoma-cuom-nuoc-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-202/#respond Wed, 26 Aug 2020 06:59:06 +0000 http://baovemat.vn/?p=202 Bệnh Glaucoma (miền Nam gọi là cườm nước, miền Bắc gọi là thiên đầu thống) hay chứng tăng nhãn áp là một tình trạng nơi thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Glaucoma thường xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng áp lực bên trong mắt và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Bệnh khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì thế rất khó nhận ra.

Chứng tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn ở độ tuổi 70 và 80.

Glaucoma là gì?

Glaucoma là một nhóm các bệnh gây tổn thương không hồi phục thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Các dây thần kinh thị giác là một bó với hơn 1 triệu sợi thần kinh có nhiệm vụ kết nối võng mạc vào não.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể tránh khỏi mất thị lực và thị trường nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây Glaucoma

Bệnh Glaucoma không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt và/hoặc giảm lưu lượng máu  nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.Điều này có thể do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt. Tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh Glaucoma tuy nhiên không phải ai cũng bị Glaucoma khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch. Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma bao gồm:

  • Tuổi tác: khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma.
  • Dân tộc: những người có nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh Glaucoma hơn những người ở nơi khác.
  • Di truyền

Việc thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh Glaucoma

Triệu chứng bệnh Glaucoma

Trong giai đoạn đầu, bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng, không gây đau, tầm nhìn vẫn bình thường. Chứng tăng nhãn áp có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt.

Nếu không điều trị, người bị tăng nhãn áp sẽ dần dần mất đi tầm nhìn ngoại vi, giống như đang nhìn qua một đường hầm. Theo thời gian, tầm nhìn thẳng về phía trước có thể giảm xuống cho đến khi không còn tầm nhìn. Chứng tăng nhãn áp có thể được phát hiện khi:

– Kiểm tra thị lực. Thử nghiệm biểu đồ mắt giúp đo lường mức độ bạn nhìn thấy ở những khoảng cách khác nhau.

– Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi: kiểm tra tầm nhìn ngoại vi giúp bác sĩ xác nhận triệu chứng mất tầm nhìn ngoại vi một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.

– Soi cấu trúc trong mắt: Bác sĩ sử dụng một ống kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác để phát hiện các vấn đề về mắt.

– Đo nhãn áp: là phép đo áp suất bên trong mắt bằng cách sử dụng một dụng cụ đặc biệt giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp.

– Kiểm tra giác mạc là phương pháp đo độ dày của giác mạc.

Điều trị Glaucoma

Điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, đó là lý do tại sao chẩn đoán bệnh sớm rất quan trọng. Các biện pháp điều trị tăng nhãn áp bao gồm thuốc, phẫu thuật tạo hình bằng tia laser, phẫu thuật thông thường.

– Các loại thuốc, dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên, làm giảm áp lực cho mắt bằng cách giúp chất lỏng thoát ra từ mắt. Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, phải được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh tác dụng phụ.

Vì bệnh tăng nhãn áp thường không có triệu chứng, nên bệnh nhân thường ngưng uống hoặc quên uống thuốc. Nếu quyết định sử dụng thuốc, hãy lên một lịch trình uống thuốc cụ thể.

– Phẫu thuật bằng Laser: Bác sĩ sẽ dùng laser argon để tạo hình vùng bè (trabeculoplasty), quá trình lành vết thương sẽ co kéo lớp sợi collagen vùng bè làm tăng thoát lưu thủy dịch.

– Phẫu thuật thông thường: tạo cho một lỗ hở cho chất dịch ra khỏi mắt. Bác sĩ sử dụng các công cụ phẫu thuật để tạo ra một lỗ nhỏ dưới kết mạc (lớp xung quanh mắt). Các chất lỏng tích tụ có thể chảy qua lỗ, và sau đó hấp thụ vào máu.

]]>
http://baovemat.vn/benh-glaucoma-cuom-nuoc-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-202/feed/ 0
Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)http://baovemat.vn/benh-viem-ket-mac-dau-mat-do-200/ http://baovemat.vn/benh-viem-ket-mac-dau-mat-do-200/#respond Wed, 26 Aug 2020 06:47:45 +0000 http://baovemat.vn/?p=200 Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được.

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân-hè.

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp như:

– Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lanlây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự giới hạn và khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.

– Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.

– Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…):chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng,tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.

Triệu chứng viêm kết mạc

Các triệu chứng của viêm kết mạc tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, thường lây truyền sau 3-5 ngày khởi phát:

Viêm kết mạc do virus:

– Ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều.

– Phù mi kết mạc, giả mạc.

– Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc.

– Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Viêm kết mạc do vi khuẩn:

– Ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.

– Ngứa, chảy nước mắt

– Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.

– Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Viêm kết mạc do dị ứng:

– Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, thường kèm theo viêm mũi dị ứng.

– Bệnh xảy ra cả hai mắt.

– Bệnh không lây

Cách chăm sóc và điều trị viêm kết mạc

Việc điều trị viêm kết tùy vào tác nhân gây viêm:

– Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với khàng sinh phòng bội nhiễm.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh hổ rộng nhỏ vào hoặc mỡ tra mắt theo toa của bác sĩ

– Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.

Các biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc:

Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà

– Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc

– Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.

– Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)

– Sử dụng dung dịch vệ sinh tay

– Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt.

– Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.

– Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…

– Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên bạn cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt.

BS. Lê Thục Nhi

Nguồn: matsaigon.vn

]]>
http://baovemat.vn/benh-viem-ket-mac-dau-mat-do-200/feed/ 0
Bệnh lé (bệnh lác) mắt – nguyên nhân và cách điều trịhttp://baovemat.vn/benh-le-benh-lac-mat-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-195/ http://baovemat.vn/benh-le-benh-lac-mat-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-195/#respond Tue, 25 Aug 2020 03:20:39 +0000 http://baovemat.vn/?p=195 Bệnh mắt lé là gì?

Bệnh lé hay còn gọi là bệnh lác, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nguyên phát (nhìn thẳng về phía trước) một mắt lệch so với mắt còn lại.

Nguyên nhân gây lé và ai có thể bị lé?

Mắt có 6 cơ vận nhãn: 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh giúp mắt liếc các hướng. Lé xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do cơ hay thần kinh chi phối cho cơ. Lé có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

– Lé bẩm sinh là khi trẻ sinh ra đã thấy lé hay lé xuất hiện trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Lé thứ phát thường xảy ra ở người lớn do bệnh lý toàn thân (Basedow, u…), tại mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..), chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma, ấn độn…).

– Lé do yếu tố điều tiết qui tụ, xảy ra trong độ tuổi đến trường do tật khúc xạ viễn thị hay cận thị.

– Lé do yếu tố di truyền chưa được khẳng định.

Tác hại của bệnh lé?

Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) – khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang.

Giảm thị trường quan sát ở một mắt. Một số nghề nghiệp sau này đòi hỏi thị giác hai mắt tốt (lắp ráp máy móc, dùng kính hiển vi, vận động viên thể thao…).  Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở có chuyên khoa lé ngay khi phát hiện trẻ có lé.

Triệu chứng của bệnh lé?

– Triệu chứng thực thể: lé rất dễ nhận biết khi tự soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy mắt lệch. Đối với những trường hợp lé ẩn thì khám chuyên khoa mới phát hiện được.

– Triệu chứng chủ quan

+ Mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém.

+ Hậu đậu, đi lại hay vấp té, làm việc không chính xác bằng người bình thường.

+ Mắt lé thường xuyên có thể mờ hơn mắt không lé. Tư thế nghiêng đầu thích nghi với tình trạng lé

+ Song thị (hai hình) nếu lé xảy ra đột ngột ở người có chức năng thị giác đã hoàn thiện  -> cần đi khám chuyên khoa để loại trừ những bệnh lý cấp tính hệ thần kinh TW.

Điều tri bệnh lé

Mục tiêu điều trị

+ Ở trẻ < 6 tuổi & trẻ đi học : bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa mù mắt lé

+ Ở người trưởng thành: chỉnh lé chỉ có mục đích thẩm mĩ.

Ngoại trừ một số trường hợp lé cấp là phục hồi chức năng hợp thị.

Các phương pháp điều trị lé

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

+ Tập qui tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé.

+ Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.

Ở người lớn lé gây song thị độ nhỏ có thể mang lăng kính.

+ Che mắt khi mắt lé bị nhược thị.

+ Phẫu thuật: là điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục.

+ Tiêm thuốc (Botulium toxin)

BS. Lê Thục Nhi

Nguồn: matsaigon.vn

]]>
http://baovemat.vn/benh-le-benh-lac-mat-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-195/feed/ 0
Bệnh đục thủy tinh thể và những điều cần biếthttp://baovemat.vn/benh-duc-thuy-tinh-the-va-nhung-dieu-can-biet-193/ http://baovemat.vn/benh-duc-thuy-tinh-the-va-nhung-dieu-can-biet-193/#respond Tue, 25 Aug 2020 02:19:57 +0000 http://baovemat.vn/?p=193 Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể (cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.

Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.

Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể và các yếu tố nguy cơ?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương…Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm tới 99%. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.

  • Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
  • Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
  • Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
  • Chấn thương: Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
  • Các nguyên nhân khác: bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị.Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thuỷ tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.

Các dấu hiệu bệnh đục thuỷ tinh thể là gì?

Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng nhất. Thường là nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng bị ảnh hưởng trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thuỷ tinh.

Mức độ giảm thị lực tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn nhận biết được ánh sáng.

Đục thể thuỷ tinh làm tăng khả năng hội tụ của nó. Đây là lý do tại sao người một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh bị tầm nhìn đôi, thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như trong sương mù. Hiện tượng này do thuỷ tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó.

Ở một  số bệnh  nhân  khác  lại  có những  triệu chứng nghe lạ tai như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, trong bóng râm thì nhìn lại tốt hơn. Đó là những bệnh nhân đục thể thuỷ tinh trung tâm khi ra nắng, sáng thì đồng tử co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc do đi quan đúng vùng trung tâm đục.

Khi trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay bóng râm, đồng tử sẽ giãn rộng hơn, do đó ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm, khiến bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là một bệnh nguy hiểm, vì thế cần chữa trị kịp thời. Cho đến nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại.

Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt

Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật đã tồn tại gần hai thế kỷ, nhưng đặt kính nội nhãn (thể thuỷ tinh nhân tạo) là phương pháp mới, được đề xướng từ năm 1949.

BS chuyên khoa II. Tăng Hồng Châu

Nguồn: matsaigon

]]>
http://baovemat.vn/benh-duc-thuy-tinh-the-va-nhung-dieu-can-biet-193/feed/ 0
Loạn thị – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịhttp://baovemat.vn/loan-thi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-191/ http://baovemat.vn/loan-thi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-191/#respond Tue, 25 Aug 2020 02:08:19 +0000 http://baovemat.vn/?p=191 Tật loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Một số trường hợp loạn thị phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.

Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người:

– Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.

– Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.

– Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.

– Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.

– Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.

Triệu chứng bệnh loạn thị

Những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng ban đầu sau:

– Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó.

– Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.

– Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.

– Một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.

Điều trị bệnh loạn thị

Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. Các biện pháp điều trị phổ biến:

– Kính thuốc: Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.

– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn.

Phòng ngừa loạn thị

Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại bệnh viện mắt, các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách:

– Tránh các tổn thương mắt có thể xảy ra;

– Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói;

– Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác;

– Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị;

– Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng;

– Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).

BS CKII Nguyễn Đỗ Thanh Lam

Nguồn: matsaigon.vn

]]>
http://baovemat.vn/loan-thi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-191/feed/ 0
Cận thị – Nguyên nhân và cách điều trịhttp://baovemat.vn/can-thi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-186/ http://baovemat.vn/can-thi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-186/#respond Tue, 25 Aug 2020 01:54:38 +0000 http://baovemat.vn/?p=186 Cận thị là một trong những điều phiền toái ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có đủ kiến thức về nguyên nhân và cách chữa bệnh cận thị hay không?

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của sự tăng nhanh tỷ lệ người mắc tật cận thị trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều bác sĩ nhãn khoa cho rằng nó có liên quan đến việc tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tính và các công việc nhìn gần kéo dài khác hoặc do di truyền.

Triệu chứng và dấu hiệu

Nếu bị tật cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi đọc các biển báo trên đường hoặc nhìn các vật khác ở xa, nhưng có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần như đọc sách và sử dụng máy tính. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của mắt cận thị bao gồm nheo mắt, căng mắt và nhức đầu.

Cảm thấy mệt mỏi khi lái xe hay khi chơi thể thao cũng có thể là triệu chứng của chứng cận thị không chỉnh hình. Nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng này khi đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, hãy đi khám mắt tại các bệnh viện mắt uy tín để xem bạn có bị cận nặng hơn không.

Nguyên nhân gây cận thị?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.

Cách chữa bệnh cận thị

Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.

Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại, cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.

Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng.

Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.

BS CKII Trần Thị Hồng Tường

Nguồn: matsaigon.vn

]]>
http://baovemat.vn/can-thi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-186/feed/ 0
Viễn thị – nguyên nhân và cách điều trịhttp://baovemat.vn/vien-thi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-183/ http://baovemat.vn/vien-thi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-183/#respond Tue, 25 Aug 2020 01:48:39 +0000 http://baovemat.vn/?p=183 Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một vấn đề thị giác phổ biến. Những người bị viễn thị có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần.

Triệu chứng và dấu hiệu viễn thị

Người viễn thị thỉnh thoảng sẽ thấy nhức đầu hoặc đau mắt, phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần. Nếu bạn có những dấu hiện này khi đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, có thể bạn cần phải kiểm tra mắt và thay kính mới.

Nguyên nhân gây viễn thị?

Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.

Điều trị viễn thị

Viễn thị có thể được chữa trị bằng cách đẹo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Nếu toa kính gọng hoặc kính áp tròng bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như +2.50, là bạn đang viễn thị. Bệnh nhân có thể lựa chọn mang kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở khoảng cách gần.

Khi chọn kính để điều chỉnh tật viễn thị, chọn tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao (aspheric high-index lenses) – đặc biệt khi viễn nặng. Những tròng kính này trông sẽ mỏng, nhẹ và gọn hơn. Tròng kính phi cầu cũng sẽ giảm hình ảnh mắt lồi, thường gặp khi mang kính viễn thị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao phản chiếu ánh sáng nhiều hơn tròng kính tiêu chuẩn. Vì vậy, để đạt thẩm mỹ và thoải mái mắt, hãy chọn loại tròng có một lớp phủ phản quang chống lóa, giúp khắc phục nhược điểm của tròng kính phi cầu thông thường.

Các tròng kính phi cầu cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu polycarbonate vì vừa nhẹ, vừa chống va đập tốt. Ngoài ra, tròng kính quang học có khả năng chuyển màu sẫm hơn khi ra nắng rất được khuyên dùng cho trẻ em hoặc những ai phải ở ngoài trời nhiều.

Nguồn: matsaigon.vn

]]>
http://baovemat.vn/vien-thi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-183/feed/ 0